ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XE KINH DOANH VẬN TẢI
Việc lắp đặt camera hành trình đã giúp doanh nghiệp và cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác giám sát hoạt động trên xe. Đồng thời, có được dữ liệu thông tin cần thiết để sử dụng, trích xuất khi cần xác minh lại sự việc liên quan.
Theo thống kê của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB VN), tính đến nay toàn quốc đã có khoảng hơn 200.000 phương tiện kinh doanh vận tải đã lắp đặt camera hành trình và truyền dữ liệu về TCĐB VN trên tổng số khoảng 205.000 phương tiện kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp đặt camera hành trình theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP (đạt hơn 97%).
Việc lắp đặt camera hành trình đã giúp doanh nghiệp và cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác giám sát hoạt động trên xe. Đồng thời, có được dữ liệu thông tin cần thiết để sử dụng, trích xuất khi cần xác minh lại sự việc liên quan.
Để góp phần nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi các Sở Giao thông Vận tải đánh giá về giải pháp công nghệ, kỹ thuật xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera hành trình lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
Lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, trong thời gian qua, lực lượng thanh tra giao thông ở các địa phương thường xuyên kiểm tra việc lắp đặt camera hành trình trên các phương tiện. Qua kiểm tra cho thấy, có nhiều trường hợp dù phương tiện đã triển khai lắp đặt hệ thống camera hành trình nhưng việc trích xuất dữ liệu không thực hiện được.
Nguyên nhân được nhận định là doanh nghiệp đã lắp camera hành trình chưa đạt chuẩn. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như do tín hiệu nhà mạng không ổn định nên tại nhiều thời điểm, khu vực, hình ảnh dữ liệu bị ngắt quãng, không hiển thị được.
Ông Nguyễn Xuân Bảo, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hà Tĩnh thông tin, qua 1 năm thực hiện lắp đặt camera hành trình đã tạo điều kiện cho đơn vị quản lý kiểm soát tốt hơn phương tiện vận tải và người điều khiển. Tuy nhiên, theo quy định thì việc ghi lại hình ảnh chỉ có hiệu lực 2 ngày cũng gây bất cập cho đơn vị quản lý. Ví dụ, thông qua dữ liệu truyền về, nếu thấy lái xe có vi phạm nhưng cố tình chây ỳ không lên làm việc thì dữ liệu đó sau 2 ngày không còn hiệu lực nên việc xử lý vi phạm khó khăn.
Từ giữa tháng 12/2022, TCĐB VN đã hoàn thành việc thử nghiệm phần mềm tiếp nhận dữ liệu chung từ hình ảnh camera hành trình của các đơn vị cung cấp gửi về.
Đại diện lãnh đạo Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, Cục đang phối hợp với Tập đoàn VNPT và Viettel để hoàn thiện và nâng cao việc tiếp nhận dữ liệu hình ảnh từ camera hành trình lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải của hơn 200.000 phương tiện trên toàn quốc kể trên.
Trong quá trình hoàn thiện và nâng cấp hệ thống, Cục Đường bộ Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị công nghệ hàng đầu hiện nay gồm Viettel và VNPT để xây dựng các giải pháp tiếp nhận dữ liệu lớn, giải pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu bigdata, áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong xử lý hình ảnh để phát hiện vi phạm…đồng thời áp dụng các giải pháp bảo mật, an toàn thông tin theo đúng quy định.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào xử lý các hình ảnh truyền về TCĐB VN sẽ chủ động phát hiện được tình trạng hình ảnh không đạt chất lượng, lái xe sử dụng điện thoại, không đeo khẩu trang, không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện gây nguy hiểm cho hành khách, người tham gia giao thông cũng như chính lái - phụ xe.
Theo đánh giá, việc áp dụng AI trong thời gian tới sẽ là bước thay đổi quan trọng hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý, đảm bảo an toàn, giữ vững an ninh trật tự trên xe, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội. Đây cũng là xu hướng trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay.
TAG: VCS cam-08, Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS Cam-01, Camera hành trình VCS Cam-08, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.