Lái xe quá 48 giờ/tuần sẽ bị phạt kể từ ngày 1/12025

Đây là quy định mới trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 vừa được thông qua vào tháng 6 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025.

Hiện tại, theo Luật Giao thông đường bộ 2008, thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ. Tuy nhiên, Điều 64 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, quy định mới về thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ như sau:

1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 4 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.

2. Quy định này áp dụng với đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.

Như vậy, so với Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật mới đã bổ sung thời gian làm việc trong một tuần của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.

Nếu vi phạm quy định này, người điều khiển ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng, và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng, theo Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với chủ phương tiện, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với chủ ô tô giao xe hoặc để cho người làm công điều khiển xe quá thời hạn quy định, làm quá giờ quy định.

Như vậy, thời gian lái xe được cơ quan chức năng quy định cụ thể, đối với việc lái xe liên tục sẽ không được quá 4 tiếng, trong một ngày tài xế sẽ không được lái quá 10 tiếng và không quá 48 giờ trong một tuần. Quy định này nhằm đảm bảo sức khỏe cho các tài xế và giảm tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến yếu tố sức khỏe của người lái.

Lợi ích của thiết bị giám sát hành trình mang lại trong trường hợp trên:

Đối với các xe lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, thiết bị này sẽ phát ra tiếng kêu cảnh báo đối với các trường hợp vi phạm thời gian lái xe kể trên để tài xế biết và thực hiện dừng nghỉ hoặc đổi lái tránh gây mệt mỏi dẫn đến thiếu sáng suốt, thiếu tập trung và mất bình tĩnh khi xử lý tình huống gây mất an toàn giao thông.

Đối với trường hợp lái xe liên tục gần 4 tiếng và gần 10 tiếng một ngày thì thiết bị giám sát hành trình trên xe sẽ phát ra cảnh báo bằng âm thanh, đa phần sẽ trước thời điểm lái xe liên tục từ 5 đến 20’. Đối với thời gian lái xe trong tuần thì thiết bị giám sát hành trình sẽ ghi nhận những thông tin về thời gian này thông qua các báo cáo chi tiết.

Lái xe quá 48 giờ/tuần sẽ bị phạt kể từ ngày 1/12025

Trước quy định mới này, VCOMSAT khuyến cáo các đơn vị vận tải cần trang bị cho lái xe kỹ năng phát hiện tiếng kêu từ thiết bị giám sát hành trình, kỹ năng thao tác thay thẻ lái xe khi đổi lái.

Song song với đó, doanh nghiệp cũng cần có sự giám sát, quản lý xe chặt chẽ để có thể nắm bắt được thông tin qua cảnh báo trên trang web khi xe chạy gần tới 4 tiếng. Đồng thời, doanh nghiệp vận tải cũng cần tính toán, cân đối công việc của từng tài xế để tránh vi phạm thời gian lái xe quá 48 tiếng/tuần dẫn đến hậu quả là bị phạt tiền lên đến 12 triệu đồng, tài xế thì bị tước GLPX từ 1 tháng đến 3 tháng theo quy định.

 

TAG: H9 4GVCOMSAT H9, Thiết bị định vị 2GThiết bị định vị 4G, Tắt sóng 2G.

Hữu Tám