TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI QUA THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH
Trong nửa đầu năm 2023, Cục quản lý chuyên ngành và Thanh tra các Sở GTVT đã thực hiện 38.637 cuộc thanh tra, kiểm tra trên toàn quốc.
Trong khi đó, liên quan đến kết quả triển khai, xử lý vi phạm, quản lý phương tiện thông qua thiết bị giám sát hành trình thì tính đến hết ngày 30/05/2023, trên cả nước có 938.784 phương tiện thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình truyền dữ liệu về Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
Theo thống kê trên hệ thống, trong 4 tháng đầu năm cả nước có tổng số 7.36 triệu lần vi phạm tốc độ, tỷ lệ số lần vi phạm tốc độ tính trên 1.000km xe chạy là 0,71 lần/1.000km, giảm 9,8 % so với cùng kỳ năm 2022.
Theo báo cáo trong 6 tháng đầu năm của các Sở GTVT đã xử lý thu hồi phù hiệu đối với 11.679 phương tiện (đối với các trường hợp vi phạm tốc độ từ 05 lần/1000 km trở lên), chấn chỉnh, nhắc nhở đối với 135.121 phương tiện có vi phạm quá tốc độ, vi phạm quá thời gian lái xe, vi phạm không truyền dữ liệu.
Bên cạnh đó, các Sở GTVT tiếp tục thực hiện tra cứu, cung cấp dữ liệu của các phương tiện theo yêu cầu của các cơ quan Công an để phục vụ công tác điều tra và đảm bảo ATGT trên cả nước.
Được biết, thiết bị giám sát hành trình sẽ lưu trữ các thông tin về hành trình xe, thời gian, tọa độ, tốc độ, thông tin về lái xe, thông tin về số lần và thời gian dừng, đỗ xe... các dữ liệu này sẽ liên tục được truyền về Cục Đường bộ Việt Nam để quản lý.
Từ nguồn dữ liệu của gần 1 triệu thiết bị giám sát hành trình truyền về đang được các cơ quan nhà nước sử dụng khá hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải cũng như an toàn giao thông.
Tiếp tục xử phạt vi phạm tốc độ và không truyền dữ liệu về Cục:
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị giám sát hành trình, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố kiểm tra, trích xuất dữ liệu trên hệ thống để phục vụ công tác quản lý, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
Trong đó, Tập trung xử lý các trường hợp vi phạm quá tốc độ, quá thời gian lái xe liên tục và các trường hợp không truyền dữ liệu khi xe tham gia giao thông theo quy định, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị.
Cục Đường bộ Việt Nam cho biết thêm: “Sẽ tiếp tục nâng cấp phần mềm, xây dựng phương án kết nối, chia sẻ dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình với Cục Cảnh sát giao thông để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay, tất cả các phương tiện đang sử dụng thiết bị giám sát hành trình của VCOMSAT đều được đảm bảo truyền đầy đủ dữ liệu theo quy định về Cục Đường bộ Việt Nam.
Trường hợp các xe đã lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng vẫn không được truyền dữ liệu về Cục là do thiết bị giám sát hành trình mất tín hiệu hoặc thiết bị đã hết hạn dịch vụ.
Chính vì vậy, để đảm bảo việc truyền dữ liệu về Cục được liên tục, VCOMSAT khuyến cáo đến khách hàng không lắp đặt công tắc để ngắt thiết bị giám sát hành trình và đảm bảo rằng thiết bị sử dụng cho xe của đơn vị mình vẫn còn hạn phí dịch vụ với nhà cung cấp.
Các đơn vị vận tải cần kiểm tra lại tình trạng hoạt động của thiết bị định giám sát hành trình của đơn vị mình và luôn giữ liên lạc với đơn vị cung cấp để được hỗ trợ kịp thời nhất.
Nguồn: Báo kinh tế đô thị
TAG: VCS cam-08, Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS-Cam10, Camera hành trình VCS-Cam08, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.