Tắt sóng 2G: cơ hội và thách thức ngành vận tải

Trong lĩnh vực vận tải, việc ban hành Nghị định 10 về kinh doanh vận tải bằng ô tô thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP  trong đó điểm nổi bật là quy định bắt buộc lắp đặt camera hành trình trên xe cho chúng ta thấy đang dần có sự chuyển dịch và chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G chuyển sang 4G của lĩnh vực vận tải. 

 

        Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại đồng thời 3 công nghệ di động mặt đất là 2G triển khai năm 1990, 3G triển khai từ năm 2009, 4G triển khai từ năm 2016 và triển khai thương mại 5G trong năm 2020. Như vậy từ năm 2021, mạng viễn thông Việt Nam sẽ tồn tại 4 công nghệ di động. Việc duy trì cùng lúc các công nghệ này bắt buộc các doanh nghiệp phải duy trì vận hành, gây tốn kém cho doanh nghiệp, tài nguyên tần số bị chia nhỏ và doanh nghiệp không tập trung nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới. Do đó, việc loại bỏ công nghệ 2G cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí khai thác, giành hạ tầng thụ động để phát triển các trạm phát sóng 5G.

          Theo số liệu của Cục Viễn thông, Việt Nam vẫn còn khoảng 24 triệu thuê bao 2G trên tổng số 130 triệu thuê bao đi động. Với số lượng thuê bao 2G như trên, phương án tắt sóng 2G sẽ tác động mạnh đến xã hội. Trong lĩnh vực vận tải có khoảng gần 1 triệu phương tiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sử dụng mạng 2G, chính vì vậy việc tắt sóng 2G sẽ gây tốn kém cho các doanh nghiệp, đơn vị vận tải và lãng phí cho xã hội.

         Thách thức là thế, nhưng việc tắt sóng 2G là tất yếu, là bước đi mang tính cách mạng và sẽ góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử kinh tế số, xã hội số... Đây là những yếu tố mang tính sống còn để đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới, đưa đất nước trở thành một trong số ít quốc gia có lượng sử dụng smartphone lên tới 100% và sẵn sàng cho công dân điện tử.

         Hiện nay, chính phủ đã có những chính sách đồng bộ để thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử; yêu cầu các thiết bị sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G… để đẩy nhanh quá trình tắt sóng công nghệ cũ.

        Trong lĩnh vực vận tải, việc ban hành Nghị định 10 về kinh doanh vận tải bằng ô tô thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP trong đó điểm nổi bật là quy định bắt buộc lắp đặt camera hành trình trên xe cho chúng ta thấy đang dần có sự chuyển dịch và chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G chuyển sang 4G của lĩnh vực vận tải. Nghị định 10 được ban hành phù hợp với những quy định mới của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát huy những kết quả đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định 86. Camera hành trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo thông tư 12/2020 sử dụng 4G rất phù hợp trong bối cảnh tắt mạng 2G vào năm 2022.

VCS Cam 03 truyền hình ảnh ổn định gua 4G

VCS Cam 03 truyền hình ảnh ổn định gua 4G

          Nghị định 10 đã thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng ô tô, cắt giảm các thủ tục hành chính và những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; tạo lập môi trường kinh doanh vận tải minh bạch, công bằng, thuận lợi, hiện đại tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hoạt động ổn định, phát triển; thuận tiện cho nhu cầu đi lại của nhân dân; đồng thời vẫn duy trì siết chặt những yêu cầu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải.

 

 

TAG: Camera hành trình, Camera hành trình ô tôCamera hành trình trên ô tôCamera hành trình xe tảiCamera hành trình xe buýtCamera hành trình xe kháchCamera hành trình xe containerCamera hành trình VCS Cam-01VCS CAM-01vcs cam-01TT12/2020/BGTVTNĐ10/2020Thông tư 12/202Nghị định 10/2020.